Emotional Branding - Cảm xúc làm nên thương hiệu

Emotional Branding - Cảm xúc làm nên thương hiệu

Chúng ta thường nói “Muốn yêu nhau, bên nhau dài lâu thì phải có cảm xúc”, cảm xúc là điều quan trọng nhất để gắn kết mọi sự vật, hiện tượng với nhau. Trong kinh doanh và xây dựng thương hiệu cũng vậy, cảm xúc sẽ là sợi dây kết nối thần kì giữa khách hàng và thương hiệu, biến họ dần trở thành khách hàng trung thành nhất. Hiểu một cách khá đơn giản đó chính là Emotional Branding.

emotinal branding

Cùng ColorMedia tìm hiểu về Emotional Branding nhé!

Thế nào gọi là Emotional Branding?

Emotional Branding - Thương hiệu cảm xúc - là những yếu tố xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng thông qua những cảm xúc tốt đẹp. Thương hiệu có thể khơi gợi cảm xúc trong khách hàng qua cách thức quảng bá sản phẩm, thương hiệu như phim quảng cáo, phim doanh nghiệp, phim thương hiệu,...thông qua trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ,…

Từng có những quan điểm rằng không cần cảm xúc gì cho sản phẩm, chỉ cần người tiêu dùng nhận thấy được sản phẩm tốt, giá ổn định họ sẽ mua thôi, nhưng thực tế không đơn giản như vậy. 

Trong thời buổi mà hàng hóa nội, ngoại nhập đầy rẫy, rất khó để có được nguồn khách hàng trung thành. Khi mà trên kệ có hàng chục sản phẩm cùng loại, tương đương giá, chất lượng lại như nhau, khách hàng chắc chắn sẽ chọn sản phẩm mà đã cho họ cảm xúc yêu thích thực sự.

Emotional Branding và Emotional Advertising có khác nhau không?

Câu là lời là có. Nếu Emotional Advertising chỉ đơn thuần là một hoặc nhiều chiến dịch quảng cáo cảm xúc và là một yếu tố góp phần xây dựng yếu tố tạo nên thương hiệu cảm xúc thì Emotional Branding là tổng thể hòa quyện của mọi yếu tố từ Logo, mẫu mã sản phẩm, quảng cáo, marketing,....

Khi sử dụng quảng cáo cảm xúc để làm truyền thông các thương hiệu cần có sự nghiên cứu thật sâu sắc đối tượng khách hàng mục tiêu và hướng chiến dịch đang đi theo, phải có sự thống nhất giữa hình ảnh truyền thông và giá trị của thương hiệu, tránh những hiểu nhầm về thông điệp của sản  phẩm, của thương hiệu.

Emotional Branding có những phương thức nào?

Emotional Branding có thể khơi gợi những cảm xúc mãnh liệt nhất của con người chính vì thế các nhãn hàng nên khai thác triệt để trong truyền thông thương hiệu. Có nghiên cứu cho rằng, 90% quyết định mua hàng của người tiêu dùng được thực hiện bởi những thôi thúc trong tiềm thức của họ và 50% những trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu là dựa trên các khía cạnh liên quan tới cảm xúc.

Tính lý trí

Trong hầu hết các chiến dịch quảng cáo của và truyền thông thương hiệu của Lifebuoy bạn đều có thể cảm nhận được tính lý trí của sản phẩm. “Lifebuoy có thể diệt sạch 99,9% vi khuẩn gây bệnh”. Không chỉ riêng Lifebuoy mà rất nhiều thương hiệu dược, hóa mỹ phẩm trên thị trường cũng đang theo phương thức này bởi khẳng định luôn mang lại sự an tâm.

thuong-hieu-cam-xuc-2

Lifebouy là thương hiệu sử dụng tính lý trí xuyên suốt mọi chiến dịch truyền thông của mình

Sự tin tưởng

Phương thức này đặc biệt được sử dụng với các sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng. Chắc hẳn bạn sẽ không thấy lạ lẫm với những câu nói như thế này trong các TVC quảng cáo: “Sản phẩm của chúng tôi được chuyên gia từ Bộ Y tế ” khuyên dùng” hoặc “Sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi tổ chức y tế abc,....”

Cảm xúc trong cách truyền thông này là điều mà bất kỳ chúng ta ai cũng có đó là Sự hoài nghi/sự tin tưởng. Và cách sử dụng những đại sứ thương hiệu là những người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng để tạo độ tin tưởng cũng đã quá quen thuộc với chúng ta.

thuong-hieu

Lời khuyên của chuyên gia luôn luôn mang lại hiệu quả

Rõ ràng rằng chúng ta sẽ nghe lời của bác sĩ hơn lời của một người bình thường, và những lời kiểm chứng của chuyên gia hoặc cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn thuyết phục chúng ta dùng sản phẩm của công ty, thương hiệu a hơn những thương hiệu khác. Trước khi muốn khách hàng yêu mình, trung thành với mình thì hãy làm họ tin tưởng mình trước nhé!

Sự cảm thông

Sự cảm thông, khơi gợi lòng trắc ẩn trong mỗi con người có lẽ là phương thức được sử dụng nhiều nhất. Bạn chắc cũng từng nghe tới những chiến dịch mà các tổ chức phi chính phủ chia sẻ những hình ảnh đau lòng từ những khu vực chiến sự, những đứa bé không cha mẹ, những gia đình không nhà cửa,… Mục đích là mong muốn bạn quyên góp, từ thiện vật chất để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh của thế giới.

Với thương hiệu, sử dụng những hình ảnh đời thường, những câu chuyện về tình yêu, tình cảm gia đình, bạn bè,... để nhận lại cảm xúc của khách hàng, truyền tải thông điệp lúc này thực sự dễ dàng và khiến khách hàng ghi nhớ về thương hiệu.

thuong-hieu-cam-xuc-coca

Coca-Cola là thương hiệu nổi tiếng với Thương hiệu cảm xúc

Emotional Branding nên được sử dụng như thế nào?

  • Cần nghiên cứu khách hàng mục tiêu, với mỗi người khách hàng nên sử dụng cách tương tác khác nhau, đặc biệt cảm xúc thể hiện phải thật tinh tế và chân thật.
  • Thường xuyên tương tác với khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội, trả lời các comment của họ trên Facebook, Instagram,…). Khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và an toàn khi tương tác với bạn.
  • Con người xử lý những dữ kiện liên quan tới hình ảnh nhanh gấp 60.000 lần so với các dữ liệu được diễn tả bằng text. Vì vậy nên sử dụng video và hình ảnh trực quan để khơi gợi cảm xúc từ khách hàng.

Phim thương hiệu đang là một trong số những phương thức làm truyền thông thương hiệu được quan tâm nhất hiện nay, bạn có thể tìm hiểu về phim thương hiệu qua bài viết của ColorMedia:

  1. Tại sao doanh nghiệp cần có phim thương hiệu?
  2. Phim doanh nghiệp, Phim thương hiệu, Phim tài liệu, Phim phóng sự doanh nghiệp có giống nhau không?

 

Hoàng Dũng

Anh Hoàng Dũng là người đặt nền móng cho ColorMedia và cũng là một trong những người góp phần thay đổi tư duy làm phim Doanh nghiệp.

Xin chào!

Đăng ký ngay để cập nhật tin tức và kiến thức về TVC - Phim quảng cáo mới nhất!

Nhận tư vấn Video Marketing với ColorMedia

Bài viết khác