Hành vi của khách hàng đã thay đổi như thế nào trong thời dịch bệnh Covid 19?

Đại dịch Covid 19 đã thay đổi cơ bản thế giới mà chúng ta biết. Người tiêu dùng đã có những bước chuyển biến mới trong hành vi tiêu dùng, mua sắm và thậm chí thay đổi trong cả suy nghĩ. 

Đã nhiều tỉnh thành trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Điều đó đồng nghĩa với việc nhiều đơn vị kinh doanh bán lẻ hay các doanh nghiệp phải đóng cửa. Điều đó khiến cho người tiêu dùng đang có cái nhìn về sản phẩm/ dịch vụ, thương hiệu qua một lăng kính mới. Họ đã hạn chế hơn việc tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài. 

gian-cach-xa-hoi

Hạn chế tiếp xúc để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng được hình thành sẽ có thể tồn tại lâu hơn nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo dài và tạo nên hành vi mới bền vững về cách thức chúng ta mua sắm, sống và làm việc.

Dịch bệnh đã vô hình tạo nên 3 xu hướng mới trong hành vi của người tiêu dùng: 

Ngày càng tập trung vào sức khỏe

Trong những thời điểm như thế này, nhu cầu của chúng ta về những nhu cầu cơ bản của cuộc sống được ưu tiên hơn cả. Không có gì ngạc nhiên khi sức khỏe cá nhân là ưu tiên hàng đầu của những người tiêu dùng, tiếp theo là sức khỏe của bạn bè và gia đình. Các ưu tiên hàng đầu khác là an ninh lương thực và y tế, an ninh tài chính và an toàn cá nhân.

suc-khoe-nguoi-tieu-dung

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe

Nếu như trước đây, mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu thuộc vào nhóm người tiêu dùng từ 45 tuổi trở lên, độ tuổi đã bắt đầu có những dấu hiệu về bệnh lý nhiều hơn. 

Tuy nhiên, trong giai đoạn dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát, bất cứ ai cũng có thể trở thành “nạn nhân” của virus. Chúng ta không thể lường trước được virus sẽ xâm nhập vào cơ thể mình lúc nào và từ đâu.

Chính vì vậy, sự cẩn trọng mọi lúc mọi nơi là cần thiết và được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mỗi người. 

Người tiêu dùng từ thế hệ gen Z trở đi đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe. Đặc biệt, trong thời gian giãn cách, thời gian mọi người ở nhà là chủ yếu. Họ hướng đến lối sống lành mạnh hơn như tập luyện thể dục, thể thao trong nhà, tự nấu đồ ăn tại nhà thay vì ăn ngoài như trước. Dự phòng thuốc trong nhà cũng là điều mà người tiêu dùng chú tâm đến giống như “của giữ nhà”. 

bao-ve-phong-dich

Dự phòng thuốc để đảm bảo sức khỏe

Sự gia tăng trong tiêu dùng có ý thức

Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến những gì họ đang mua. Họ đang cố gắng hạn chế lãng phí thực phẩm, mua sắm có ý thức hơn về chi phí và mua có lựa chọn.

Người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên các mặt hàng, nhu yếu phẩm thiết yếu thay vì mua sắm cho các sản phẩm giải trí, tiện ích cao cấp. 

mat-hang-thiet-yeu

Người tiêu dùng ưu tiên mua sắm các mặt hàng thiết yếu

Họ có sự cân đối và phân bổ lại chi tiêu theo mức thu nhập bị ảnh hưởng một phần bởi dịch bệnh. Ngoài ra, tâm lý lo sợ về dịch của người tiêu dùng đã tăng hơn so với thời điểm dịch bệnh diễn ra vào năm trước do diễn biến dịch đã trở nên căng thẳng hơn. Do đó, sự cân nhắc trong mua sắm để đảm bảo chi tiêu trong mùa dịch là rất quan trọng. 

Ủng hộ các thương hiệu trong nước

Sự đồng lòng dân tộc không chỉ được biểu hiện qua tinh thần chung tay chống dịch mà còn nằm ở việc người tiêu dùng ngày càng ủng hộ các thương hiệu “Made in Vietnam”.

Không thể phủ nhận, các thương hiệu trong nước giờ đây đã có chỗ đứng hơn trên thị trường và chinh phục được lòng tin của người tiêu dùng bằng chất lượng và giá cả phải chăng. 
abipolisNgười tiêu dùng ngày càng ủng hộ các thương hiệu trong nước

Người tiêu dùng lo ngại sâu sắc về tác động của COVID-19, cả từ khía cạnh sức khỏe và kinh tế. Họ đang phản ứng theo nhiều cách khác nhau và có thái độ, hành vi và thói quen mua hàng khác nhau. Người tiêu dùng đều lo sợ khi họ cố gắng thích nghi với một điều bình thường mới. Nỗi sợ hãi ngày càng dâng cao khi các cá nhân suy nghĩ xem “cuộc khủng hoảng” này sẽ còn kéo dài đến khi nào.

Sự bùng phát đã đẩy người tiêu dùng ra khỏi thói quen bình thường của họ. Người tiêu dùng đang thích nghi với những thói quen và hành vi mới mà nhiều người dự đoán sẽ tiếp tục trong dài hạn.

Ảnh hưởng của COVID-19 đã làm chậm tốc độ và thay đổi cuộc sống hàng ngày của nhiều người tiêu dùng, và điều này có tác động sâu sắc đến cách chúng ta nhìn nhận về sức khỏe của bản thân và cách chúng ta tham gia, kết nối với cộng đồng, bạn bè và gia đình của mình. 

Xu hướng thay đổi hành vi của người tiêu dùng được phản ánh trong các loại ứng dụng mà người tiêu dùng đang tải xuống, liên quan đến giải trí, tin tức, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Các nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng như kết nối, được giải trí, học hỏi, được cung cấp thông tin vẫn như cũ nhưng công nghệ đang thay đổi cách người tiêu dùng tiếp cận với chúng. 

Kết

COVID-19 là một cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe có tác động bền vững đến thái độ, hành vi và thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp hãy tìm cách thích ứng với những thay đổi này bằng cách hành động để thiết lập lại và làm mới nhằm định vị trong tâm trí khách hàng.

Cùng tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác của ColorMedia dưới đây:

Đánh giá hiệu quả Video Marketing (Kết hợp KOL với Animation) của các sàn TMĐT

Xu hướng sử dụng KOL trong truyền thông của các nhãn hàng trong mùa dịch

VIDEO CONTENT NÀO “NGON - BỔ - RẺ” CHO DOANH NGHIỆP MÙA COVID?

Hoàng Dũng

Anh Hoàng Dũng là người đặt nền móng cho ColorMedia và cũng là một trong những người góp phần thay đổi tư duy làm phim Doanh nghiệp.

Xin chào!

Đăng ký ngay để cập nhật tin tức và kiến thức về TVC - Phim quảng cáo mới nhất!

Nhận tư vấn Video Marketing với ColorMedia

Bài viết khác