Tips nhỏ giúp bạn trở thành chuyên gia Hậu kỳ trong phim quảng cáo

Với vai trò là một Chuyên viên hậu kỳ tại Colormedia, hôm nay tôi xin được chia sẻ đến các bạn đôi chút về công việc này cũng như một số tips hậu kỳ trong dựng phim quảng cáo mà tôi đã đúc kết được nhé!

Hậu kỳ trong phim quảng cáo là gì?

Hậu kỳ là công đoạn được xử lý cuối cùng sau khi trải qua một quá trình dài trước đó, từ lên ý tưởng đến chuẩn bị tiền kỳ và hoàn tất quay tại hiện trường. 

Nói một cách dễ hiểu thì hậu kỳ là sự chọn lọc, sắp xếp, định thời gian, trình bày các phân cảnh quay thô, biến nó thành một câu chuyện liền mạch, truyền tải trọn vẹn thông điệp của phim quảng cáo đó. 

Một chuyên gia Hậu kỳ cần có kỹ năng gì?

Tính đến nay, tôi đã có khoảng 5 năm kinh nghiệp tại vị trí Hậu kỳ nên cũng ít nhiều hiểu được tầm quan trọng của nó đối với một phim quảng cáo. 

Nếu bạn nghĩ công việc của một người dựng phim chỉ là cắt, ghép video rồi thêm một số hiệu ứng bắt mắt là đã có thể ra một phim quảng cáo hoàn chỉnh thì bạn đã lầm. 

Sự kết hợp tinh tế trong từng cảnh quay với hiệu ứng chuyển cảnh, âm thanh hòa hợp với nhau mới đủ làm cho bộ phim trở nên mượt mà. 

Trước khi bắt tay vào dựng một dự án phim, trong đầu chúng tôi đã tự vạch ra cho mình “đường đi nước bước” cụ thể để quá trình làm việc được liền mạch, trơn tru. 

Công việc này tưởng chừng như chỉ cần có thể sử dụng thành thạo các công cụ trong các phần mềm edit video là có thể trở thành một người dựng chuyên nghiệp. Nhưng không, nếu như vậy bạn chỉ có thể tạo ra những video phục vụ nhu cầu giải trí cho chính mình và bạn chỉnh sửa theo điều bạn muốn. 

Đối với sản xuất phim quảng cáo, yêu cầu cao hơn rất nhiều so với một nhân viên hậu kỳ. Họ phải là người có tay nghề “cứng” kèm theo tư duy sáng tạo, có những ý tưởng đột phá để tạo ra những thước phim hoàn hảo.

Phim quảng cáo là một thể loại phim dùng cho mục đích truyền thông nên sự đầu tư cả về mặt tiền bạc cũng như chỉn chu trong kế hoạch thực hiện cũng tương đối cao. 

Chất lượng phim luôn được đặt lên hàng đầu sau khi đã có một ý tưởng sáng tạo. Chính vì vậy, giai đoạn hậu kỳ là cực kỳ quan trọng trong phim quảng cáo. Dù bạn có cố gắng tạo ra những góc quay đẹp mắt, màu sắc chân thực bằng những thiết bị quay hiện đại ngay tại hiện trường thì sau đó, hậu kỳ vẫn là khâu thực sự cần thiết. 

Một số mẹo giúp hậu kỳ hoàn hảo trong phim quảng cáo

Có vô vàn những kỹ thuật mà một nhân viên hậu kỳ nói chung cần có và luôn cố gắng để tích lũy thêm phục vụ cho công việc. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công cho một phim quảng cáo mà người hậu kỳ nắm trong tay đó là “làm màu” cho phim. Và hôm nay giới thiệu với các bạn phần 1: một số tips về Phối màu trong phim quảng cáo nhé.

Bạn không thể tùy ý lựa chọn một màu theo sở thích của bản thân để áp vào phim quảng cáo của khách hàng. Màu sắc của phim không chỉ tạo nên sự hài hòa cho toàn thể phim mà còn thể hiện Mood & Tone của kịch bản. Bạn muốn mang đến cho người xem cảm xúc sâu lắng hay sự vui tươi, năng động cũng phụ thuộc khá nhiều vào màu sắc của phim.

1. Phối màu tương phản 

 phoi-mau-tuong-phanPhối màu tương phản trong phim quảng cáo

Trong vòng tròn màu sắc, 2 màu được gọi là tương phản với nhau khi chúng ở vị trí đối diện nhau. Sự tương phản này sẽ gây ra hiệu ứng thị giác mạnh và sẽ làm nổi bật vật thể hơn. 

Thông thường, đây là cặp đôi đối lập, 1 màu thuộc gam màu nóng, 1 màu thuộc gam màu lạnh. 

Trong phim bom tấn như các phim về siêu anh hùng, cách phối màu này khá được ưa chuộng do ý đồ muốn thể hiện rõ ràng giữa 2 phe chính diện và phản diện.

 

2. Phối màu tương đồng 

 phoi-mau-colormediaPhối màu tương đồng trong phim quảng cáo

Khác với màu tương phản thì phối màu tương đồng là sự lựa chọn những màu sắc nằm cạnh nhau trên bánh xe màu sắc. Trong đó, sẽ có một màu được lựa chọn làm tone màu chủ đạo, còn lại là những màu bổ trợ. 

Sự kết hợp này sẽ tạo ra bố cục hài hòa, “dịu mắt” người xem hơn rất nhiều so với phối màu tương phản.

3. Phối màu bộ ba 

 quy-tac-phoi-mau

Quy tắc phối màu bộ ba

Bộ ba màu này trên vòng tròn màu sẽ tạo thành một tam giác đều. Cách phối màu này được cho là khá khó sử dụng nếu như bạn không phải là một người đã có kinh nghiệm nhiều trong dựng phim ảnh. 

4. Phối màu bổ túc 

phối-màu-bổ-túc-colormedia

Phối màu bổ túc

Cách phối màu này cũng tương tự như phối màu tương phản nhưng 2 màu được lựa chọn sẽ nằm kế nhau để giảm bớt sự gay gắt màu sắc cho khung hình. Phối màu bổ túc sẽ có 1 màu chủ đạo và 2 màu khác bổ trợ, giống như phối màu bộ ba. 

5. Phối màu bộ đôi tương phản 

 bo-doi-tuong-phan-colormedia

Phối màu bộ đôi tương phản 

Phối màu chữ nhật sử dụng 4 màu, với 2 cặp màu đối diện nhau trên bảng màu, tạo ra một khung cảnh đầy màu sắc. Để làm giảm bớt sự mất cân đối, các nhà làm phim thường chỉ lấy 1 trong 4 màu làm chủ đạo.

Kết

Những quy tắc phối màu trên là những kiến thức tương đối cơ bản mà một người dựng phim cần biết. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi được học những lý thuyết bổ ích này thông qua bài giảng của giáo viên nhưng khi áp dụng vào thực tế lại không phải điều dễ dàng. Bạn không thể sử dụng “cứng nhắc” các quy tắc này khi muốn dựng một bộ phim. Hơn hết, bạn còn cần có sự sáng tạo và linh động trong cách lựa chọn màu sắc để tạo nên những thước phim có dấu ấn riêng và thu hút hơn. 

Mong rằng những chia sẻ này sẽ phần nào giúp bạn cải thiện được kỹ năng của bản thân trong dựng phim. Chúc bạn thành công!

 

Hoàng Dũng

Anh Hoàng Dũng là người đặt nền móng cho ColorMedia và cũng là một trong những người góp phần thay đổi tư duy làm phim Doanh nghiệp.

Xin chào!

Đăng ký ngay để cập nhật tin tức và kiến thức về TVC - Phim quảng cáo mới nhất!

Nhận tư vấn Video Marketing với ColorMedia

Bài viết khác